Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng nào cần phải có giấy phép môi trường

Jul 30, 2022

Khái niệm “Giấy phép môi trường” chỉ mới xuất hiện phổ biến từ đầu năm 2022. Do đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vẫn còn vô số thắc mắc xoay quanh việc giấy phép môi trường là gì, đối tượng nào cần phải thực hiện, … Để gỡ rối những khúc mắc trên, mời quý doanh nghiệp cùng Water Care Việt Nam tìm hiểu các nội dung liên quan đến giấy phép môi trường.    

 

POST 27-07 VN-01-2
Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng cần thực hiện

1. Giấy phép môi trường là gì?      

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.       

(Căn cứ Khoản 8, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2020)      

POST 27-07 VN-02-1
Giấy phép môi trường là gì?

Theo tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục theo tiến độ công trình, một số loại giấy phép môi trường thành phần sẽ được tích hợp trong cùng một loại giấy phép, gọi chung là Giấy phép môi trường.      

7 loại giấy phép được tích hợp thành Giấy phép môi trường:       

- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;      

- Giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;      

- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;      

- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;      

- Giấy phép xả khí thải công nghiệp;      

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (theo quy định tại Luật Tài nguyên nước);      

- Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (theo quy định tại Luật Thủy lợi).      

Như vậy, Giấy phép môi trường mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi tinh giảm thủ tục từ “7 chỉ còn 1”, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Đồng thời giảm thiểu nỗi lo thất lạc hay mất mác hồ sơ khi phải bảo quản trong một thời gian dài.      

2. Đối tượng phải có giấy phép môi trường      

Giấy phép môi trường là một công cụ quản lý có tính thống nhất và pháp lý cao nhằm giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường đối với các dự án đang trong giai đoạn thực hiện và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động.       

Do đó, trong các trường hợp cụ thể mà tổ chức, doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép môi trường.      

Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường:      

1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.      

2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.      

3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.      

Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thuộc các trường hợp kể trên cần chú ý thực hiện Giấy phép môi trường theo đúng quy định của pháp luật.      

POST 27-07 VN-03-1
Đối tượng phải có giấy phép môi trường

3. Thời hạn của giấy phép môi trường      

Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định tại Khoản 4, Điều 40, Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:      

a) 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;      

b) 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;      

c) 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;      

d) Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).      

POST 27-07 VN-04-1
Thời hạn của giấy phép môi trường

4. Căn cứ và thời điểm cấp giấy phép môi trường   

4.1. Căn cứ cấp giấy phép môi trường      

Căn cứ cấp giấy phép môi trường bao gồm:      

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này;      

b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định (nếu có);      

c) Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này;      

d) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;      

đ) Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;   

e) Tại thời điểm cấp giấy phép môi trường, trường hợp Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện căn cứ vào các điểm a, b, d và đ khoản này.      

(Theo Khoản 1, Điều 42, Luật Bảo vệ môi trường 2020)      

4.2. Thời điểm cấp giấy phép môi trường      

Thời điểm cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:      

a) Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;      

b) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật này. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;      

c) Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chủ dự án đầu tư được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm. Chủ dự án đầu tư không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo, đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật này;      

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.      

(Theo Khoản 2, Điều 42, Luật Bảo vệ môi trường 2020)      

Việc chủ động tìm hiểu và nắm rõ những quy định về giấy phép môi trường sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật, tránh gặp phải những sự cố môi trường không đáng có, tự tin vận hành trong quá trình sản xuất và xây dựng.      

Water Care  là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.      

Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.      

Mọi thắc mắc về việc thực hiện các loại hồ sơ môi trường, Quý khách vui lòng liên hệ hotline  0835. 31. 81. 81 để được Water Care tư vấn và hỗ trợ.   

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE              

Địa chỉ: I45/14, NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hoà, Tx. Bến Cát, Bình Dương.              

Hotline:  0835 31 81 81                                     

Email:  cskh@watercare.vn              

Zalo OAhttp://zalo.me/297667185436941666      

 

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác