Mô hình xử lý nước thải phương pháp tuyển nổi điện phân

Jan 07, 2022

PHƯƠNG PHÁP TUYỂN NỔI ĐIỆN PHÂN

Tuyển nổi điện phân là gì?
Mục đích
Tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, khả năng tự lắng kém ra khỏi pha lỏng;
Tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt;
Trong xử lý nước thải về nguyên tắc dùng để loại bỏ chất rắn lơ lửng hoặc dầu mỡ ra khỏi hỗn hợp nước thải và cô đặc bùn sinh học.
Cơ chế hoạt động
Trong bể có đặt một hệ thống các điện cực ở đáy bể;
Dưới tác dụng của dòng điện các điện cực dương (thường sử dụng là nhôm hoặc sắt) sẽ bị ăn mòn và giải phóng ra các chất có khả năng keo tụ (cation Al3+ hoặc Fe3+) vào trong môi trường nước thải, kèm theo đó là các phản ứng điện phân sẽ tạo ra các bọt khí ở cực âm;
Các bọt khí tạo thành trong quá trình điện phân nước sẽ nổi lên và bám vào các hạt chất rắn lơ lửng, tạo lực nâng chúng lên bề mặt tạo thành lớp váng để sau đó loại bỏ chúng bằng thanh gạt;
Bên cạnh đó ở thanh điện cực dương tạo ra oxy dùng để oxy hóa các tạp chất ô nhiễm.
Cấu tạo

 

untitled-1.jpg
Đặc điểm
Dòng điện được sử dụng là dòng điện 1 chiều;
Các điện cực thường được sử dụng là nhôm và sắt;
Cường độ quá trình phụ thuộc vào các yếu tố: Thành phần hóa học nước thải; vật liệu các điện cực (tan hoặc không tan); các thông số của dòng điện: điện thế, cường độ, điện trở suất.
Ưu điểm
Bể tuyển nổi điện phân được đánh giá có hiệu suất loại bỏ độ đục, SS, COD, BOD5, TKN, TP là khá cao và tăng DO phù hợp vào bể xử lý sinh học hiếu khí;
Hiệu suất loại bỏ chất hữu cơ cao, có thể lên đến 90% tạo điều kiện cho quá trình xử lý sinh học sau;
Lượng điện tiêu thụ dễ dàng tính toán và kiểm soát;
Không bắt buộc dùng hóa chất khi vận hành;
Thời gian phản ứng ngắn (thông thường thời gian phản ứng từ 30-40 phút);
Tạo bùn ít hơn so với biện pháp thông thường;
Hiệu quả cao hơn các công nghệ khác.
Nhược điểm
Khí H2 tạo ra ở cực âm có thể ngăn chặn quá trình kết tủa của chất ô nhiễm;
Nồng độ các ion Al, Fe,… có thể tăng lên trong nước thải;
Các hydroxide không hòa tan được có thể bám lên các điện cực làm giảm hiệu quả xử lý;
Chi phí đầu tư khá cao, mặc dù chi phí vận hành ít hơn so với những phương pháp khác.
Tài liệu tham khảo
Việt. L.H., 2015. Đánh giá hiệu quả tuyển nổi điện hóa nước thải chế biến cá da trơn. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 39: 83-89;
Nguyễn Thị Thu Thủy, 2000. Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp. NXB Khoa học và Kỹ thuật;

Rincón G, 2011. A thesis “Kinetics of the electrocoagulation of oil and grease”. University of New Orleans;

   
Tài liệu môi trường. Xử lý nước thải bằng phương pháp tuyển nổi (online), viewed 29/12/2021, from <http://www.tailieumoitruong.org/2016/10/xu-ly-nuoc-thai-bang-phuong-phap-tuyen-noi.html>
0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác