Các dự án sau khi hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và cấp Giấy phép môi trường (GPMT) thì phải vận hành thử nghiệm đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập để đánh giá tính hiệu quả, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật.
1. Tổng quan về Vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường
Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là việc vận hành nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình xử lý chất thải của chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi đã có Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Giấy phép môi trường (GPMT) là việc vô cùng quan trọng bởi nó giúp giảm thiểu các vấn đề xảy như: lỗi hệ thống, quy trình hoạt động không hiệu quả gây mất thời gian, tiền bạc hoặc có thể bị đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định trong hồ sơ Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Giấy phép môi trường (GPMT).
Quá trình vận hành thử nghiệm sẽ được các cấp tương ứng chịu trách nhiệm giám sát.
Hoàn thành quá trình vận hành thử nghiệm để được cấp Giấy phép môi trường (GPMT) và trước 10 ngày (tùy vào khu vực) gửi văn bản thông báo cho đơn vị đã phê duyệt Giấy phép môi trường (GPMT).
2. Điều kiện và thời gian vận hành thử nghiệm
a) Điều kiện vận hành thử nghiệm
Theo Khoản 2, Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Với dự án không thuộc đối tượng Đánh giá tác động môi trường nhưng phải có Giấy phép môi trường và công trình xử lý chất thải (trừ công trình quy định tại Khoản 1 Điều 31 của nghị định này) cần phải vận hành thử nghiệm đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ hoặc cho từng phân kỳ dự án đầu tư;
Với dự án lập Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và có Giấy phép môi trường (GPMT), công trình xử lý chất thải (trừ công trình quy định tại Khoản 1 Điều 31 của nghị định này) thì phải vận hành thử nghiệm với toàn bộ dự án hoặc từng phân kỳ đầu tư, hạng mục công trình theo quy định.
Dự án quy định tại Khoản 2 Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường thì vận hành thử nghiệm sau khi được cấp Giấy phép môi trường (GPMT).
b) Thời gian vận hành thử nghiệm
Quy định chi tiết tại Khoản 6 Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP:
Các dự án nguy cơ gây ô nhiễm với công xuất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II Nghị định này phải vận hành từ 3-6 tháng.
Các dự án khác thì vận hành thử nghiệm không quá 6 tháng;
Dự án cần gia hạn vận hành thử nghiệm phải có văn bản thông báo, nêu rõ thời gian và lý do gia hạn không quá 6 tháng.
3. Quy trình lập kế hoạch vận hành thử nghiệm
- Bước 1: Xác định các công trình xử lý chất thải cần vận hành thử nghiệm theo Giấy phép môi trường (GPMT) đã được cấp;
- Bước 2: Lập kế hoạch vận hành và thời gian lấy mẫu theo quy định trên Giấy phép môi trường;
- Bước 3: Gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm đến cơ quan phê duyệt Giấy phép môi trường (GPMT);
- Bước 4: Tiến hành lấy mẫu giám sát đã nêu trong kế hoạch;
- Bước 5: Cơ quan cấp Giấy phép môi trường tiến hành kiểm tra lấy mẫu đối chứng;
- Bước 6: Lập báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm và gửi đến cơ quan phê duyệt;
- Bước 7: Nhận văn bản xác nhận hoàn thành vận hành thử nghiệm.
4. Quy định trong vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường?
Chủ dự án đầu tư có công trình xử lý chất thải được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường 2020, sau khi được cấp Giấy phép môi trường phải thực hiện vận hành nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho từng hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá sự phù hợp và dự án có đáp ứng được quy chuẩn môi trường hay không;
Trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chủ dự án đầu tư phải tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Giấy phép môi trường và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Đối với các dự án đầu tư có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải có hại hoặc có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, trước khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm 45 ngày, chủ dự án đầu tư phải gửi báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của dự án. Cơ quan cấp Giấy phép môi trường có trách nhiệm kiểm tra và quyết định việc điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu và xử lý vi phạm nếu có theo quy định của pháp luật.
Nơi tư vấn pháp lý và hỗ trợ Quy trình vận hành thử nghiệm uy tín?
Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấp phép cho các loại hồ sơ môi trường.
Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Mọi thắc mắc về tư vấn Quy trình vận hành thử nghiệm, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0835. 31. 81. 81
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.
Hotline: 0835 31 81 81
Email: cskh@watercare.vn
ZALO OA https://zalo.me/watercarco
>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay