Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đầy đủ nhất năm 2022

Sep 14, 2022

Bên cạnh các loại hồ sơ môi trường quan trọng như  Giấy phép môi trường hay ĐTM, thì hồ sơ vệ sinh môi trường lao động cũng là một loại hồ sơ không thể thiếu đối với những doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có sử dụng nguồn nhân lực lao động.      

Việc soạn thảo hồ sơ vệ sinh môi trường lao động như thế nào? Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động ra sao? Hãy cùng Water Care giải đáp những thắc mắc trên.      

1. Hồ sơ môi trường lao động là gì?      

“Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đồng thời thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động”.       

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là căn cứ để người sử dụng lao động nhận diện, đánh giá đầy đủ và chính xác các yếu tố có hại, nguy hiểm trong môi trường lao động. Từ đó xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động nhằm kiểm soát được các yếu tố có hại, nguy hiểm, cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.      

Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, nhà xưởng,… có quản lý và sử dụng lực lượng lao động đều phải đăng ký hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.       

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được lập tối thiểu 1 năm 1 lần và lưu tại cơ sở.      

2. Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đầy đủ nhất hiện nay      

Cơ sở hoặc người sử dụng lao động có thể tự lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động dựa theo Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.      

Tham khảo Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp chi tiết và đầy đủ nhất bên dưới.      

Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động_page-0001
Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động_page-0002
 Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động_page-0003

Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động_page-0004

Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động_page-0005

Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động_page-0006
 

Tải file PDF mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đầy đủ tại đây .      

Tải file Word mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đầy đủ tại đây .      

3. Hướng dẫn điền mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động      

Hướng dẫn cách ghi mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động chuẩn xác.      

Phần mở đầu:      

– Tên cơ sở lao động:  Ghi rõ tên cơ sở lao động theo GPKD được cấp. Ghi tên Tiếng Anh/ tên viết tắt (nếu có)      

– Ngành sản xuất:  Ghi ngành sản xuất của cơ sở lao động. Chú ý ghi chính xác ngành sản xuất đã đăng ký với cơ quan Nhà nước trong hồ sơ giấy phép kinh doanh      

– Đơn vị chủ quản:  Ghi tên đơn vị chủ quan của cơ sở lao động      

– Địa chỉ:  Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại (ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương)      

– Điện thoại:…… Số Fax: …….      

– E-mail:…… Website:…….      

– Ngày lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động:  Ghi rõ ngày, tháng, năm lập hồ sơ      

– Năm:  Năm lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động      

Phần I: Tình hình chung      

1. Tên cơ sở lao động:  Ghi rõ tên cơ sở lao động theo GPKD được cấp. Ghi tên Tiếng Anh/ tên viết tắt (nếu có)      

– Cơ quan quản lý trực tiếp:  Ghi tên đơn vị chủ quan của cơ sở lao động      

– Địa chỉ:  Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại (ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)      

– Sản phẩm ngành sản xuất, kinh doanh (các sản phẩm chính), dịch vụ:  ghi tên các sản phẩm, dịch vụ chính của cơ sở lao động      

– Năm thành lập:  Ghi theo năm thành lập cơ sở lao động được ghi trong Giấy ĐKKD      

– Tổng số người lao động:  Khai báo chính xác tổng người lao động tại cơ sở lao động bao gồm: Người lao động theo hợp động chính thức, người lao động theo hợp đồng thử việc.      

– Số lao động trực tiếp:  Số lao động trực tiếp đang làm việc tại cơ sở lao động (Không bao gồm những lao động đang nghỉ chế độ thai sản, lao động đang trong giai đoạn chữa trị bệnh dài ngày, lao động chấp hành án phạt tù…)      

– Số lao động tiếp xúc với yếu tố có hại, nguy hiểm:  Khai báo chính xác thực tế số lao động đang làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại      

– Số lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:  Khai báo chính xác thực tế số lao động đang làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm      

2. Quy mô (Sản lượng sản phẩm):  Quy mô sản xuất có thể ghi cụ thể bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra theo một tháng/ 1 quý      

3. Tóm tắt quy trình công nghệ, dịch vụ:      

– Số lượng nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong 01 năm      

+ Nguyên liệu: Nguyên liệu là vật tự nhiên chưa qua sự chế biến nào, là nguồn hàng nhập vào phục vụ công việc sản xuất của cơ sở lao động      

+ Nhiên liệu: Là các chất cháy được có thành phần chính là carbon được sử dụng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp      

+ Năng lượng:      

– Số lượng, chủng loại các chất thải công nghiệp/sản xuất/y tế/khác (lỏng, rắn, khí, bụi, vi sinh) trong 24 giờ:      

– Các công trình thiết bị xử lý chất thải công nghiệp/sản xuất/y tế/khác      

4. Yếu tố có hại trong môi trường lao động và biện pháp khắc phục      

– Các yếu tố có hại có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở lao động (nguồn gây ô nhiễm; các khu vực ảnh hưởng)      

– Các giải pháp hiện có xử lý yếu tố có hại trong môi trường lao động:…      

5. Vệ sinh môi trường xung quanh      

– Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến khu dân cư:       (Đơn vị đo: m/ km)      

– Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân (trạm cấp nước, giếng khoan, giếng khơi, hồ, ao): …      

– Hệ thống nước sinh hoạt tại cơ sở lao động (nước máy, nước giếng khoan, nước giếng khơi, nước ao, hồ, sông,…): …      

– Hệ thống nước thải tại cơ sở lao động:      

Điền vào chỗ trống thích hợp (nước thải của cơ sở lao động có được xử lý theo quy định pháp luật hiện hành hay không)      

– Tỷ lệ đất để trồng cây xanh trong khuôn viên cơ sở lao động: (Đơn vị ha)      

6. Các công trình phúc lợi cho người lao động (NLĐ):      

Điền vào ô trống thích hợp với thực tế cơ sở vật chất của cơ sở lao động      

7. Tổ chức y tế:      

Điền vào ô trống thích hợp tương ứng với điều kiện về y tế của cơ sở lao động      

Phần II      

1 .Ghi tên phân xưởng, khu vực, bộ phận làm việc      

2. Ghi rõ quy mô và nhiệm vụ của phân xưởng      

3. Trường hợp có thay đổi ghi rõ nội dung thay đổi      

4. Ghi thông tin về môi trường lao động và số lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại tại nơi làm việc      

Phần III, Phần IV      

Điền thông tin dựa theo các hạng mục đã nêu trong mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.      

 

Hy vọng với những thông tin hữu ích mà Water Care đã cung cấp về mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, quý doanh nghiệp đã có thể nắm rõ hơn những nội dung có trong hồ sơ trước khi tiến hành thực hiện.      

 

Water Care là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp và dịch vụ trong lĩnh vực Môi trường tại Bình Dương và trên cả nước. Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của khách hàng trong lĩnh vực tư vấn thủ tục pháp lý, lập hồ sơ môi trường. Thiết kế thi công hệ thống xử lý môi trường và cung cấp hóa chất, thiết bị phục vụ cho công trình xử lý.      

Mọi thắc mắc về việc thực hiện Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, quý khách vui lòng liên hệ hotline  0835.31.81.81 để được tư vấn và hỗ trợ.      

 

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE      

       

Địa chỉ: I45/14, NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hoà, Tx. Bến Cát, Bình Dương.      

Hotline:  0835 31 81 81                     

Email:  cskh@watercare.vn      

Zalo OAhttp://zalo.me/297667185436941666      

 

 


 

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác