Tổng quan về Quan trắc môi trường lao động

Apr 15, 2024

Quan trắc môi trường lao động (working environment monitoring) là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường từ các yếu tố môi trường lao động tại các vị trí làm việc của người lao động, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.  

Quan trắc môi trường tổng quan-min-1
 

1. Luật hiện hành trong Quan trắc môi trường lao động  

Tất cả các đơn vị sử dụng lao động đều cần phải thực hiện việc Quan trắc môi trường lao động; 

Sở Y tế sẽ là đơn vị có đủ thẩm quyền để xác nhận doanh nghiệp có đủ điều kiện an toàn vệ sinh môi trường lao động hay không; 

- Theo Khoản 4, Điều 16, Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;

- Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;

- Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP;

- Thông tư 19/2016/TT-BYT. 

Các yếu tố được cho là nguy hiểmcó hại trong môi trường lao động bắt buộc phải kiểm tra bao gồm: tiếng ồn, độ rung, bụi, bức xạ, phóng xạ, hóa chất độc hại, các vi sinh vật có hại như: vi khuẩn, nấm mốc, …, Các yếu tố vi khí hậu như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt…

Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, cơ sở lao động phải gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc.    

Form mẫu được quy định tại Phụ lục I đính kèm Nghị định 39/2016 NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động).  

Các quy định pháp lý liên quan đến thực hiện Quan trắc môi trường lao động đang ngày càng được siết chặt, bắt buộc bất kỳ doanh nghiệp nào có sử dụng lao động đều phải tuân thủ và thực hiện

2. Yêu cầu khi thực hiện quan trắc môi trường lao động      

- Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.    

- Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.      

- Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.      

- Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:      

- Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;      

- Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;      

- Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.      

3. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động      

- Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.      

- Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.      

- Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.    

>>> Xem thêm: KHÔNG THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

4. Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động      

- Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.      

Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP .      

- Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.      

- Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:      

a) Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;      

b) Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;      

c) Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.      

- Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:      

a) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;      

b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;      

c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.      

- Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.      

- Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.    

5. Các yếu tố cần thực hiện trong quan trắc môi trường lao động

Nội dung của Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được quy định cụ thể tại Phụ lục I - Nghị định 39/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016), Thông tư 19/2016/TT-BYT (Hiệu lực 15/08/2016) quy định về các yếu tố môi trường lao động như sau: 

- Các yếu tố vật lý: phóng xạ, bực xạ tử ngoại, tiếng ồn, độ rung, điện từ trường tần số cao, …;

- Các yếu tố hóa học: Asen, Thủy ngân, Oxit cacbon, Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene)…;

- Yếu tố tự nhiên: Ánh sáng, Độ ẩm, Tốc độ gió, Nhiệt độ…;

- Phân tích chỉ tiêu các loại bụi: Bụi ảnh hưởng đường hô hấp, bụi Silic, bụi Amiăng, bụi kim loại( Chì, Mangan, Cadimi, Sắt,…), bụi Than, Bụi Talc, bụi bông,…;

- Yếu tố tâm sinh lý người lao động: Đánh giá các chỉ tiêu, yếu tố về tâm lý, những khó khăn người lao động gặp phải khi làm việc…, Yếu tố Ergonomic (Yếu tố nghiên cứu về các phương tiện, phương pháp sản xuất, môi trường lao động phù hợp với các đặc điểm sinh thái, sinh lý, tâm lý của người lao động)…;

- Yếu tố Sinh lý của người lao động: Các yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm với từng đối tượng, các loại vi sinh vật, …

>>> Bài viết liên quan: NHỮNG LOẠI HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG THEO TỪNG GIAI ĐOẠN

6. Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động      

1. Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.      

2. Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.      

3. Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.      

4. Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:      

a) Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;      

b) Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;      

c) Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.      

7. Quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động      

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 44/2016/NĐ-CP về quy định trong quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động như sau:  

1. Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.      

2. Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.     

8. Mức xử phạt đối với các doanh nghiệp không thực hiện quan trắc môi trường lao động

Theo Khoản 1, 2, 3 Điều 27 Nghị định 12/2022/NĐ-CP 17/01/2022 quy định nếu các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất không đảm bảo thực hiện định kỳ quan trắc môi trường lao động sẽ bị phạt như sau: 

+ Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng với hành vi Không thực hiện báo cáo kết quả hằng năm, thay đổi địa chỉ trụ sở, chi nhánh cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định, Không tham gia các khóa huấn luyện cập nhật kiến thức về chính sách pháp luật, khoa học công nghệ về quan trắc môi trường lao động theo quy định;

+ Phạt tiền từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không công bố công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định…

NƠI TƯ VẤN PHÁP LÝ VÀ HỖ TRỢ LIÊN KẾT LẬP HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG UY TÍN      

Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường. 

Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. 

Thương hiệu Water Care được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm tốt nhất.

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE      Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.

Hotline: 0835 31 81 81

Email:  cskh@watercare.vn  

ZALO OA: https://zalo.me/watercareco 

>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay

 

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác