1. Các loại bệnh nghề nghiệp thường gặp
Phân loại bệnh nghề nghiệp:
Các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam được quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT như sau:
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
- Bệnh bụi phổi - silic
- Bệnh bụi phổi atbet hay bệnh bụi phổi amiăng
- Bệnh bụi phổi – bông
- Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
- Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen
- Bệnh nhiễm độc thủy ngân
- Bệnh nhiễm độc mangan
- Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen)
- Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu
Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
- Bệnh do quang tuyến X và các tia phóng xạ
- Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc nghề nghiệp)
- Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
- Bệnh giảm áp
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
- Bệnh sạm da
- Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc.
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
- Bệnh lao nghề nghiệp
- Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp
- Bệnh do leptospira nghề nghiệp
2. Tác hại của bệnh nghề nghiệp gây ra cho người lao động
- Mệt mỏi
- Suy nhược cơ thể
- Giảm khả năng lao động
- Tăng mắc các bệnh thông thường
- Gây các bệnh nghề nghiệp hay các bệnh liên quan đến nghề nghiệp
- Tàn phế
- Tử vong
3. Biện pháp giúp giảm nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp
- Người lao động cần phải nghiêm túc tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh lao động của công ty, xí nghiệp.
- Sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân như mũ bảo hiểm, khẩu trang, găng tay, giày bảo hộ.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ nhằmphát hiện sớm các triệu chứng, bệnh lý liên quan đến nghề nghiệp.
- Tư vấn sức khỏe và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu mắc bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra thực hiện quan trắc môi trường lao động và thực hiện báo cáo hồ sơ môi trường lao động hằng năm là biện pháp cực kỳ hữu hiệu để phát hiện kịp thời các bệnh nghề nghiệp, đảm bảo sức khỏe công nhân viên và lợi ích của doanh nghiệp.
Các quy định pháp lý liên quan đến thực hiện Quan trắc môi trường lao động đang ngày càng được siết chặt, bắt buộc bất kỳ doanh nghiệp nào có sử dụng lao động đều phải tuân thủ và thực hiện
Vì vậy, cần thực hiện quan trắc môi trường lao động nhằm loại bỏ hay làm giảm đi yếu tố tác hại nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe lâu dài cho người lao động
NƠI TƯ VẤN PHÁP LÝ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG UY TÍN
Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.
Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề.
Thương hiệu Water Care được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm tốt nhất.
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.
Hotline: 0835 31 81 81
Email: cskh@watercare.vn
ZALO OA: https://zalo.me/watercareco
>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay