Nhận diện và đánh giá các yếu tố có hại, nguy hiểm trong môi trường lao động

Nov 24, 2023

Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, có hại trong môi trường lao động được nêu rõ trong Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, quy định về nhận dạng, kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động nhằm đưa ra những giải pháp giảm thiểu những tác nhân gây ảnh hưởng đến người lao động từ đó năng suất lao động được nâng cao hơn...

>>> Xem thêm: TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1. Nhận diện và đánh giá các yếu tố có hại, nguy hiểm trong môi trường lao động

 

Các yếu tố được cho là nguy hiểmcó hại trong môi trường lao động bắt buộc phải kiểm tra bao gồm: tiếng ồn, độ rung, bụi, bức xạ, phóng xạ, hóa chất độc hại, các vi sinh vật có hại như: vi khuẩn, nấm mốc, …, Các yếu tố vi khí hậu như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt…

Nhận diện và đánh giá các yếu tố có hại, nguy hiểm được căn cứ dựa theo Điều 5, Nghị định 39/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016) cụ thể như sau:

- Thực hiện kiểm tra, phân tích các đặc điểm, điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc;

- Tiến hành khảo sát người lao động về các yếu tố bệnh tật, gây tổn thương, làm suy giảm sức khỏe, những điều kiện khác làm cho người lao động cảm thấy khó khăn, không thoải mái khi làm việc…;

- Trường hợp không thể đánh giá được bằng cảm nhận thông thường thì cần phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm tra, đánh giá các yếu tố có hại, nguy hiểm, từ đó tiến hành lập Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống các bệnh nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục I, Nghị định 39/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016).

NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YÉU TỐ CÓ HẠI, NGUY HIỂM TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
 

Xem thêm: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ 

2. Nội dung trong kiểm soát và nhận diện các yếu tố có hại, nguy hiểm tại nơi làm việc

 

Nội dung trong kiểm soát và nhận diện các yếu tố có hại, nguy hiểm tại nơi làm việc được quy định tại Điều 4, Nghị định Nghị định 39/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016) được quy định như sau:

- Thực hiện các biện pháp kiểm tra, nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại;

- Xác định mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố có hại, nguy hiểm tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến người lao động…;

- Tiến hành triển khai, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố có hại, nguy hiểm tại nơi làm việc.

NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YÉU TỐ CÓ HẠI, NGUY HIỂM TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG (1)


>>> Xem thêm: MẪU HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐẦY ĐỦ NHẤT NĂM 2022

Nơi tư vấn pháp lý và hỗ trợ liên kết thực hiện Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động uy tín  

Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.

Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra được các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Mọi thắc mắc về Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0835 31 81 81  

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE

Địa chỉ: I45/14. Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương

Hotline: 0835 31 81 81

ZALO OA: http://zalo.me//watercareco

Email: cskh@watercare.vn

>>> Bìa viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay 

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác