1. Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước được hiểu là “Giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước và tiến hành một số hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi”.
Quy định về Các loại giấy phép khai thác tài nguyên nước được căn cứ dựa theo Khoản 1, Điều 15 Nghị định 02/2023/NĐ-CP (Hiệu lực 20/03/2023) phân chia các loại giấy phép khai thác tài nguyên nước bao gồm:
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt: Dành cho các hoạt động khai thác, sử dụng nước từ nguồn nước mặt như sông, hồ;
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất: Cho phép khai thác, sử dụng nước từ các nguồn nước dưới đất;
- Giấy phép thăm dò nước dưới đất: Cho phép thăm dò nguồn nước dưới đất để xác định tiềm năng và chất lượng nguồn nước ngầm;
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển: Dành cho các hoạt động khai thác và sử dụng nước biển, thường dùng cho các mục đích nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất muối.
Mỗi loại giấy phép này có các nội dung và điều kiện cụ thể được quy định, bao gồm tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp phép; tên và vị trí công trình thăm dò, khai thác nguồn nước; quy mô, công suất và lưu lượng công trình; mục đích sử dụng; chế độ, phương thức khai thác và sử dụng, thời hạn của giấy phép cùng với các yêu cầu và điều kiện khác.
2. Căn cứ cấp Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Cơ sở để thực hiện cấp Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định tại Điều 19, Nghị định 02/2023/NĐ-CP (Hiệu lực 20/03/2023) như sau:
- Dựa trên chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương nơi thực hiện dự án;
- Quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch Tỉnh, quy hoạch vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt;
Trường hợp chưa có các quy hoạch, quy định vùng hạn chế khai thác tài nguyên nước dưới đất thì phải căn cứ vào khả năng của nguồn nước và phải đảm bảo không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
- Xem xét hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng;
- Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Trong đơn đề nghị cấp phép phải nên rõ về nhu cầu khai thác, sử dụng, để làm căn cứ cấp giấy phép khai thác,sử dụng nguồn nước.
>>> Xem thêm: CƠ QUAN NÀO CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT, CẤP PHÉP, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY PHÉP KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
3. Những đối tượng phải có Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Các Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 hoặc công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 m3/giây đến 0,5 m3/giây
Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 có các mục đích khai thác, sử dụng nước có quy mô khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải thực hiện xin phép theo quy định của Nghị định 02/2023/NĐ-CP (Hiệu lực 20/03/2023).
Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất trên đất liền bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000 m3/ngày đêm đến 100.000 m3/ngày đêm;
Khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định này và các trường hợp quy định tại Điểm a, d Khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước nằm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh công bố;
Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản.
Nơi tư vấn pháp lý và hỗ trợ liên kết thực hiện các loại Giấy phép khai thác, sử dụng nguồn nước uy tín
Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp Giấy phép môi trường.
Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm tốt nhất.
Mọi thắc mắc về các loại Giấy phép khai thác, sử dụng nguồn nước Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0835 31 81 81
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thời Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.
ZALO OA: https://zalo.me/watercareco
Email: cskh@watercare.vn
Xem thêm: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay