Giấy phép môi trường bị thu hồi trong những trường hợp nào?

Oct 05, 2022

Giấy phép môi trường có bị thu hồi không? Bị thu hồi trong những trường hợp nào? Cách xử lý sau khi giấy phép môi trường bị thu hồi ra sao? Water Care sẽ giúp quý doanh nghiệp giải đáp tất tần tật những thắc mắc xoay quanh việc giấy phép môi trường bị thu hồi trong bài viết bên dưới.   

1. Giấy phép môi trường là gì?   

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”    

(Căn cứ theo định nghĩa tại Khoản 8, Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường 2020)   

POST 27-07 VN-02-1
Giấy phép môi trường là gì?

2. Giấy phép môi trường bị thu hồi trong những trường hợp nào?   

Giấy phép môi trường (18)
Giấy phép môi trường bị thu hồi trong những trường hợp nào?

Giấy phép môi trường là văn bản có tính pháp lý cao và quan trọng do đó nếu phát hiện vi phạm, giấy phép môi trường hoàn toàn có thể bị thu hồi theo quy định của pháp luật.   

Căn cứ quy định tại Khoản 5, Điều 44 Luật Bảo vệ Môi trường 2022 thì giấy phép môi trường bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:   

- Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền;   

- Giấy phép có nội dung trái quy định của pháp luật.   

a. Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền   

Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường bao gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng, UBND Tỉnh, UBND Huyện.   

Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:   

+ Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật BVMT 2020 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;   

+ Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật BVMT 2020 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.   

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.   

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:   

+ Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật BVMT 2020;   

+ Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật BVMT 2020 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;   

+ Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật BVMT 2020 đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.   

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật BVMT 2020, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.   

Việc kiểm tra và xác định nhóm dự án đầu tư để xác định đúng cấp thẩm quyền phê duyệt giấy phép môi trường là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được trường hợp làm giấy phép môi trường cấp không đúng thẩm quyền.   

>> Xem thêm Tiêu chí phân loại nhóm dự án đầu tư khi làm Giấy phép môi trường   

b. Giấy phép có nội dung trái quy định của pháp luật   

Điều 40, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 quy định nội dung Giấy phép môi trường như sau:   

Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).   

Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:   

a) Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;   

b) Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;   

c) Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;   

d) Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;   

đ) Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.   

3. Quy định thực hiện việc cấp lại giấy phép môi trường sau khi bị thu hồi   

Căn cứ Khoản 7, Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP   

Trường hợp phát hiện giấy phép môi trường phải bị thu hồi theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, việc thu hồi giấy phép được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện theo quy định sau:   

a) Trường hợp giấy phép môi trường được cấp không đúng thẩm quyền, trong thời hạn khắc phục hậu quả vi phạm, chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định này;   

b) Trường hợp giấy phép môi trường có nội dung trái quy định của pháp luật, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép môi trường có nội dung trái quy định của pháp luật do người có thẩm quyền xử phạt chuyển đến, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm xem xét cấp thay thế giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở, trong đó có điều chỉnh nội dung trái pháp luật.   

Căn cứ Khoản 8, Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP   

Trường hợp phát hiện giấy phép môi trường phải bị thu hồi quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này, việc thu hồi và cấp giấy phép môi trường được thực hiện như sau:   

a) Cơ quan nhà nước phát hiện giấy phép môi trường phải bị thu hồi có văn bản gửi cơ quan đã cấp giấy phép môi trường để thông báo việc cấp phép không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung cấp phép trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;   

b) Cơ quan đã cấp giấy phép môi trường phải bị thu hồi có trách nhiệm xem xét, rà soát lại trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định cấp giấy phép môi trường sau khi nhận được văn bản thông báo quy định tại điểm a khoản này.   

Trường hợp giấy phép môi trường được cấp không đúng thẩm quyền theo quy định, cơ quan đã cấp giấy phép môi trường hướng dẫn chủ dự án đầu tư, cơ sở lập hồ đề nghị cấp giấy phép môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép để được cấp mới giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định này. Cơ quan đã cấp giấy phép môi trường thực hiện việc thu hồi giấy phép môi trường sau khi dự án đầu tư, cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp mới giấy phép môi trường theo đúng quy định của pháp luật.   

Trường hợp giấy phép môi trường được cấp có nội dung trái quy định của pháp luật, cơ quan đã cấp giấy phép môi trường thực hiện cấp thay thế giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở, trong đó có điều chỉnh nội dung trái quy định của pháp luật. Việc thu hồi giấy phép môi trường có nội dung trái quy định của pháp luật được thực hiện đồng thời với thời điểm cấp thay thế giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở.   

Như vậy, sẽ có 02 trường hợp Giấy phép môi trường bị thu hồi. Mặc dù Giấy phép môi trường bị thu hồi sẽ được cấp lại theo quy định của pháp luật, tuy nhiên thời gian và chi phí cho một lần thực hiện Giấy phép môi trường là không nhỏ.    

Do đó, nếu như doanh nghiệp chưa tự tin và chắc chắn trong việc tự thực hiện Giấy phép môi trường thì cách tốt nhất là nên nhờ đơn vị dịch vụ môi trường tư vấn và hỗ trợ thực hiện.   

Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.        

Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề.    

Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.        

Mọi thắc mắc về việc thực hiện Giấy phép môi trường, Quý khách vui lòng liên hệ hotline  0835. 31. 81. 81 để được Water Care tư vấn và hỗ trợ.          

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE               

Địa chỉ: I45/14, NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hoà, Tx. Bến Cát, Bình Dương.               

Hotline:  0835 31 81 81                                         

Email:  cskh@watercare.vn               

Zalo OAhttp://zalo.me/297667185436941666                 
 

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác

  • Quy định của pháp luật trong thu gom và xử lý chất thải

    Báo cáo chất thải nguy hại

    Quy định của pháp luật trong thu gom và xử lý chất thải

    Mar 28, 2024

  • Các loại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước

    Giấy phép khai thác nước ngầm

    Các loại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước

    Mar 28, 2024

  • Vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường là gì? Quy định ra sao?

    Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

    Vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường là gì? Quy định ra sao?

    Mar 27, 2024