Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đồng thời thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.
1. Nguyên tắc thành lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được thành lập dựa vào nguyên tắc quản lý của Bộ Y tế, theo Điều 1, Thông tư số 19/2016/TT-BYT (Hiệu lực 15/08/2016) có nội dung như sau:
a) Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh môi trường lao động của cơ sở lao động;
b) Quan trắc môi trường lao động;
c) Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;
d) Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe;
đ) Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe nơi làm việc;
e) Bảo đảm các yếu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.
Hằng năm cơ sở sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.
2. Quy trình thực hiện hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
- Khảo sát tình hình hoạt động, quy mô sản xuất và tình trạng môi trường tại cơ sở.
- Thống kê máy móc, trang thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
- Thống kê lượng lao động tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại.
- Xác định, đưa ra biện pháp xử lý các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của dự án.
- Trình nộp hồ sơ vệ sinh lao động lên cơ quan chức năng phê duyệt.
>>> Tham khảo thêm: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
3. Cơ quan thẩm định hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
Đơn vị quản lý hồ sơ vệ sinh lao động là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị được giao trách nhiệm quản lý công tác y tế của Bộ, Ngành.
4. Tần suất đo và lập báo cáo
Doanh nghiệp phải tiến hành đo đạc vầ lập báo cáo định kỳ ít nhất 1 năm/ 1 lần nhằm đánh giá thực trạng, báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động, phát hiện và khắc phục kịp thời các yếu tố có hại liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.
Cần nộp trước ngày 5/7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10/1 của năm kế tiếp theo báo cáo năm để hoàn thành việc cập nhật hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với báo cáo cả năm.
Doanh nghiệp không tiến hành thực hiện hồ sơ vệ sinh môi trường lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
NƠI TƯ VẤN PHÁP LÝ VÀ HỖ TRỢ LIÊN KẾT LẬP HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐUY TÍN
Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.
Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề.
Thương hiệu Water Care được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm tốt nhất.
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.
Hotline: 0835 31 81 81
Email: cskh@watercare.vn
ZALO OA: https://zalo.me/watercareco
>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay