Khi nào phải làm Giấy phép môi trường? Những mốc thời gian doanh nghiệp cần lưu ý

Oct 11, 2022

Dù Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, đồng nghĩa với việc Giấy phép môi trường cũng chính thức có hiệu lực từ thời điểm này. Các doanh nghiệp vẫn có nhiều thắc mắc xoay quanh việc khi nào phải làm Giấy phép môi trường.  

Liệu có phải từ ngày 01/01/2022, tất cả các doanh nghiệp đều phải chuyển sang làm Giấy phép môi trường? Có mốc thời gian cụ thể nào cho việc làm giấy phép môi trường đối với từng trường hợp dự án? Hãy cùng Water Care đi tìm câu trả lời thông qua bài viết bên dưới.      

Giấy phép môi trường (20)
Khi nào phải làm giấy phép môi trường

1. Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng thực hiện      

Để biết được chính xác khi nào phải làm Giấy phép môi trường, trước tiên doanh nghiệp cần tìm hiểu Giấy phép môi trường là gì và đối tượng nào cần phải thực hiện Giấy phép môi trường.      

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.  (Căn cứ Khoản 8, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2020)      

Căn cứ Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2020, các đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:      

1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.      

2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.      

3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.      

>> Xem thêm  Tiêu chí phân loại nhóm dự án đầu tư khi làm Giấy phép môi trường      

POST 27-07 VN-03-1
Đối tượng cần thực hiện Giấy phép môi trường

2. Đối với các dự án hoạt động sau ngày 01/01/2022      

Giấy phép môi trường chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Do đó, đối với các dự án đầu tư hoạt động sau ngày này và thuộc nhóm đối tượng phải thực hiện Giấy phép môi trường (được quy định tại Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2020) thì sẽ tiến hành làm Giấy phép môi trường.      

Thời điểm thực hiện Giấy phép môi trường được quy định như sau:      

- Trường hợp 1: Thuộc đối tượng phải có Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)       

Đối với dự án thuộc đối tượng phải có Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), chủ dự án đầu tư phải có Giấy phép môi trường trước giai đoạn vận hành thử nghiệm.      

- Trường hợp 2: Không thuộc đối tượng phải có Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)   

Đối với dự án không thuộc đối tượng phải có Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Giấy phép môi trường phải thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương.      

3. Đối với các dự án hoạt động trước ngày 01/01/2022      

Đối với các dự án hoạt động trước ngày 01/01/2022 thì khi nào phải làm Giấy phép môi trường?  

Câu trả lời đó là, đối với những dự án đã đi vào hoạt động trước ngày 01/01/2022 thì doanh nghiệp cần xem xét lại các loại hồ sơ, giấy phép môi trường thành phần đã có để biết được chính xác thời gian khi nào cần thực hiện Giấy phép môi trường.      

3.1. Dự án có giấy phép môi trường thành phần      

Giấy phép môi trường ra đời để thay thế cho 7 loại giấy phép môi trường thành phần nhằm giảm tải và đơn giản hóa các thủ tục hành chính về môi trường cho doanh nghiệp.      

>> Xem thêm  7 loại giấy phép được tích hợp thành giấy phép môi trường      

Do đó, khi một trong 7 loại giấy phép môi trường thành phần hết hạn thì doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi sang Giấy phép môi trường.      

- Đối với giấy phép môi trường thành phần có thời gian hiệu lực      

Đối với giấy phép môi trường thành phần có thời hạn, doanh nghiệp cần thực hiện Giấy phép môi trường trước thời điểm giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực 06 tháng.      

Giấy phép xả thải là loại giấy phép duy nhất có thời hạn trong 7 loại giấy phép môi trường thành phần. Vì vậy khi giấy phép xả thải hết hạn, doanh nghiệp sẽ không được gia hạn nữa mà phải chuyển sang làm Giấy phép môi trường.      

>> Xem thêm  Luật mới không cho gia hạn giấy phép xả thải hết hạn, doanh nghiệp cần phải làm gì?      

- Đối với giấy phép môi trường thành phần không có thời gian hiệu lực      

Đối với các loại giấy phép môi trường thành phần không có thời gian hiệu lực, thì doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi sang Giấy phép môi trường trước 06 tháng sau 5 năm kể từ ngày 01/01/2022.      

3.2. Dự án không có giấy phép môi trường thành phần      

Nếu dự án đầu tư của doanh nghiệp không có các giấy phép môi trường thành phần thì trước 06 tháng sau 3 năm kể từ ngày 01/01/2022, doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi sang Giấy phép môi trường.      

Dưới đây là sơ đồ tổng hợp chi tiết thời điểm khi nào phải làm giấy phép môi trường đối với từng trường hợp của doanh nghiệp.  

Đẩy mạnh công nghệ 4.0 (3)
Khi nào phải làm giấy phép môi trường?

Việc được cấp Giấy phép môi trường là một quá trình dài tiêu tốn nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Từ khâu khảo sát, viết hồ sơ, nộp hồ sơ cho đến khi hồ sơ được thẩm định và phê duyệt. Do đó, việc doanh nghiệp xác định được thời điểm khi nào phải làm Giấy phép môi trường sẽ giúp ích rất lớn trong vấn đề xây dựng kế hoạch, căn chỉnh thời gian và cân đối tài chính để được cấp Giấy phép môi trường đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

4. Làm giấy phép môi trường ở đâu?      

Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.              

Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.              

Mọi thắc mắc về việc thực hiện Giấy phép môi trường, Quý khách vui lòng liên hệ hotline  0835. 31. 81. 81  để được Water Care tư vấn và hỗ trợ.       

>> Xem thêm Dịch vụ xin cấp Giấy phép môi trường tại Bình Dương

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE                      

Địa chỉ: I45/14, NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hoà, Tx. Bến Cát, Bình Dương.                      

Hotline:  0835 31 81 81                                                       

Email:  cskh@watercare.vn                      

Zalo OAhttp://zalo.me/297667185436941666             

 


 

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác

  • Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

    Giấy phép khai thác nước ngầm

    Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

    Apr 15, 2024

  • Tổng quan về Quan trắc môi trường lao động

    Giấy phép môi trường

    Tổng quan về Quan trắc môi trường lao động

    Apr 15, 2024

  • Thời điểm vàng để thực hiện Giấy phép môi trường

    Giấy phép môi trường

    Thời điểm vàng để thực hiện Giấy phép môi trường

    Apr 11, 2024