Không quan trắc môi trường lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

Jun 10, 2024

1. Quan trắc môi trường lao động

Môi trường lao động là tập hợp các yếu tố vật chất, kỹ thuật và xã hội tác động đến các hoạt động lao động trong một tổ chức, công ty hoặc nơi làm việc. Nó bao gồm các điều kiện mà nhân viên phải làm việc, như không gian vật lý, trang thiết bị, công nghệ, quy trình làm việc, cũng như các yếu tố xã hội như mối quan hệ giữa các nhân viên, văn hóa tổ chức và chính sách quản lý.

Một môi trường lao động lý tưởng có thể tăng hiệu suất làm việc, tạo điều kiện thoải mái, năng động và hơn hết là kích thích sự sáng tạo trong công việc. 

Tất cả các đơn vị sử dụng lao động đều cần phải thực hiện việc Quan trắc môi trường lao động; 

Không thực hiện QTMTLD-min
 

Sở Y tế sẽ là đơn vị có đủ thẩm quyền để xác nhận doanh nghiệp có đủ điều kiện an toàn vệ sinh môi trường lao động hay không; 

- Theo Khoản 4, Điều 16, Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;

- Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;

- Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP;

- Thông tư 19/2016/TT-BYT. 

Các yếu tố được cho là nguy hiểmcó hại trong môi trường lao động bắt buộc phải kiểm tra bao gồm: tiếng ồn, độ rung, bụi, bức xạ, phóng xạ, hóa chất độc hại, các vi sinh vật có hại như: vi khuẩn, nấm mốc, …, Các yếu tố vi khí hậu như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt…

Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, cơ sở lao động phải gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc.    

Form mẫu được quy định tại Phụ lục I đính kèm Nghị định 39/2016 NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động).  

Các quy định pháp lý liên quan đến thực hiện Quan trắc môi trường lao động đang ngày càng được siết chặt, bắt buộc bất kỳ doanh nghiệp nào có sử dụng lao động đều phải tuân thủ và thực hiện . 

2. Lợi ích khi thực hiện quan trắc môi trường lao động?

Quan trắc môi trường lao động là việc làm bắt buộc đối với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, sản xuất có sử dụng người lao động. Tất cả các đơn vị đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động không kể quy mô, diện tích hay vốn đầu tư.      

Điều 18, Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định như sau:     

- Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.     

- Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.     

-  Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.     

- Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:     

a) Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;     

b) Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;     

c) Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.   

Thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động     

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc:     

- Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.     

- Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.     

3. Không quan trắc môi trường lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?     

Căn cứ Điều 27, Nghị định 12/2022/NĐ-CP,  hành vi không thực hiện quan trắc môi trường lao động để đánh giá và kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm tại nơi làm việc sẽ bị phạt tiền lên đến 80.000.000 VNĐ.    

Việc quan trắc môi trường lao động mang lại nhiều lợi ích cho chủ doanh nghiệp cũng như người lao động. Góp phần đảm bảo các điều kiện làm việc và sức khỏe cho người lao động. Do đó, các đơn vị có sử dụng người lao động trong quá trình kinh doanh, sản xuất cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.     

NƠI TƯ VẤN PHÁP LÝ VÀ HỖ TRỢ LIÊN KẾT LẬP HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG UY TÍN      

Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường. 

Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. 

Thương hiệu Water Care được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm tốt nhất.

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE     

Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.

Hotline: 0835 31 81 81

Email:  cskh@watercare.vn  

ZALO OA: https://zalo.me/watercareco 

>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác

  • Quy định của pháp luật trong thích ứng với biến đổi khí hậu

    Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

    Quy định của pháp luật trong thích ứng với biến đổi khí hậu

    Aug 30, 2024

  • Quy định của pháp luật trong quan trắc bụi, khí thải

    Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

    Quy định của pháp luật trong quan trắc bụi, khí thải

    Jul 22, 2024

  • Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường

    Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

    Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường

    Jul 18, 2024