Thẩm định Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) là một quy trình quan trọng trong quản lý môi trường, nhằm đảm bảo rằng các dự án phát triển được thực hiện một cách bền vững và không gây ra các tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường. Vậy nội dung trong thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì? Hãy cùng WATER CARE tìm hiểu qua bài viết sau...
1. Hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì?
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình mà cơ quan có thẩm quyền thực hiện để xem xét, đánh giá tính hợp lý và đầy đủ của báo cáo ĐTM do chủ đầu tư hoặc tổ chức thực hiện dự án lập. Mục tiêu chính của quá trình này là đảm bảo rằng dự án được thực hiện theo cách bảo vệ môi trường tốt nhất có thể, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về Hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.
2. Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 7 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
- Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
- Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
- Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;
- Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;
- Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư;
- Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư.
3. Thời hạn thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Thời hạn thẩm định được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
- Không quá 45 ngày đối với dự án đầu tư nhóm I quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật Bỏa vệ môi trường 2020 ;
- Không quá 30 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II quy định tại các Điểm c, d, đ, e Khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 ;
Nơi tư vấn pháp lý và hỗ trợ liên kết lập Hồ sơ môi trường uy tín
Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép môi trường.
Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yến tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm tốt nhất.
Mọi thắc mắc về Giấy phép môi trường Quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline: 0835.31.81.81
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.
Email: cskh@watercare.vn
ZALO OA: https://zalo.me/watercareco
>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay