Phân loại và xác định nhóm các đối tượng cần phải thực hiện Giấy phép môi trường

Mar 15, 2024

Theo Khoản 8, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020, “Giấy phép môi trường (GPMT) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”.

Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.

Phân loại và xác định GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG  -min
 1. Phân loại và xác định nhóm các đối tượng cần phải thực hiện Giấy phép môi trường

Tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các đối tượng phải có Giấy phép môi trường bao gồm:

Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Trong đó:

Nhóm I – nhóm các dự án nguy cơ cao, gây ra tác động xấu cho môi trường, bao gồm:

- Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chứa nhiều rủi ro gây ô nhiễm môi trường diện rộng, công suất lớn. Dự án xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài;

- Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tuy khả năng gây ô nhiễm ở ngưỡng trung bình, nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường. Hoặc dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng chứa đựng rủi ro gây ô nhiễm với quy mô, công suất lớn, kèm theo các yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước và khu vực biển với quy mô lớn;

- Dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản với quy mô lớn, công suất cao hoặc có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất có quy mô trung bình trở lên;

- Dự án buộc phải di dân, tái định cư quy mô lớn.

Nhóm II – nhóm tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu tới môi trường, bao gồm:

- Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả năng gây ô nhiễm môi trường ở quy mô, công suất trung bình, hoặc có yếu tố nhạy cảm về môi trường

- Dự án không thuộc hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, vừa có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản với quy mô trung bình, hoặc nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất mặc dù quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án buộc phải di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Nhóm III – nhóm dự án ít có nguy cơ tác động xấu lên môi trường, bao gồm:

- Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô, công suất nhỏ 

- Dự án không phải là hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng có nguy cơ gây phát thải không khí hoặc phát sinh các chất nguy hại.

(Trường hợp các dự án đầu tư nêu trên thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường)

- Dự án đần tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý;

2. Thời hạn của Giấy Phép môi trường 

Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định tại Khoản 4, Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (Hiệu lực 01/01/2022) như sau.

- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I; 

- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động tước ngày Luật này có hiệu thực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;

Những đối tượng không thuộc 02 trường hợp trên thì thời hạn của giấy phép môi trường là 10 năm.

Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn nêu trên theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Nơi tư vấn pháp lý và hỗ trợ liên kết lập Hồ sơ môi trường uy tín  

Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép môi trường.

Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yến tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm tốt nhất. 

Mọi thắc mắc về Giấy phép môi trường Quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline: 0835.31.81.81       

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE     

Địa chỉ:  I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.

Email: cskh@watercare.vn

ZALO OA: https://zalo.me/watercareco 

>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác

  • Môi trường là gì? Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người?

    Giấy phép môi trường

    Môi trường là gì? Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người?

    Aug 30, 2024

  • Mối quan hệ giữa Giấy phép môi trường và trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường

    Giấy phép môi trường

    Mối quan hệ giữa Giấy phép môi trường và trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường

    Aug 23, 2024

  • Công ty dịch vụ môi trường có lợi ích gì đối với doanh nghiệp?

    Giấy phép môi trường

    Công ty dịch vụ môi trường có lợi ích gì đối với doanh nghiệp?

    Aug 23, 2024