Quan trắc môi trường lao động có bắt buộc hay không?

Apr 02, 2024

Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường từ các yếu tố môi trường lao động tại các vị trí làm việc của người lao động, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.  

QTMTLD-min-1
 

1. Các quy định trong quan trắc môi trường lao động

Các yếu tố được cho là nguy hiểmcó hại trong môi trường lao động bắt buộc phải kiểm tra bao gồm: tiếng ồn, độ rung, bụi, bức xạ, phóng xạ, hóa chất độc hại, các vi sinh vật có hại như: vi khuẩn, nấm mốc, …, Các yếu tố vi khí hậu như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt…

Sở Y tế sẽ là đơn vị có đủ thẩm quyền để xác nhận doanh nghiệp có đủ điều kiện an toàn vệ sinh môi trường lao động hay không; 

- Theo Khoản 4, Điều 16, Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;

- Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;

- Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP;

- Thông tư 19/2016/TT-BYT. 

Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, cơ sở lao động phải gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc.  

Form mẫu được quy định tại Phụ lục I đính kèm Nghị định 39/2016 NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động)  .

Quan trắc môi trường lao động còn đóng một vai trò rất quan trọng, đảm bảo cho người lao động một môi trường làm việc lành mạnh, kiểm soát các yếu tố có hại cho sức khỏe. 

2. Quan trắc môi trường lao động có bắt buộc phải thực hiện hay không?

Các bệnh nghề nghiệp thường phát sinh trong quá trình lao động:

- Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp: Do tiếp xúc với bụi trong quá trình sản xuất thường xuyên gây ra.

- Bệnh hen nghề nghiệp: Cũng là một ảnh hưởng khác của bụi gây ra.

- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn: ảnh hưởng của việc tiếp xúc với nguồn ồn vượt mức thường xuyên gây ra.

- Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ: Do công nhân viên sử dụng các máy móc dụng cụ có độ rung lớn gây ra như: máy khoan, đục, máy may thủ công, …

- Bệnh nối dầu nghề nghiệp: Do tiếp xúc với dầu, nhớt thường xuyên gây ra thường phát hiện ở bộ phận bảo trì.

- Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài: thường phát hiện ở bộ phận kho, hay chế biến thủy sản, …

Vì vậy doanh nghiệp cần thực hiện quan trắc môi trường lao động và thực hiện báo cáo hồ sơ môi trường lao động hằng năm để phát hiện kịp thời đảm bảo sức khỏe công nhân viên và lợi ích của doanh nghiệp.

Các quy định pháp lý liên quan đến thực hiện Quan trắc môi trường lao động đang ngày càng được siết chặt, bắt buộc bất kỳ doanh nghiệp nào có sử dụng lao động đều phải tuân thủ và thực hiện

3. Mức xử phạt đối với các doanh nghiệp không thực hiện quan trắc môi trường lao động

Theo Khoản 1, 2, 3 Điều 27 Nghị định 12/2022/NĐ-CP 17/01/2022 quy định nếu các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất không đảm bảo thực hiện định kỳ quan trắc môi trường lao động sẽ bị phạt như sau: 

+ Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng với hành vi Không thực hiện báo cáo kết quả hằng năm, thay đổi địa chỉ trụ sở, chi nhánh cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định, Không tham gia các khóa huấn luyện cập nhật kiến thức về chính sách pháp luật, khoa học công nghệ về quan trắc môi trường lao động theo quy định;

+ Phạt tiền từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không công bố công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định…

NƠI TƯ VẤN PHÁP LÝ VÀ HỖ TRỢ LIÊN KẾT LẬP HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG UY TÍN    

Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường. 

Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. 

Thương hiệu Water Care được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm tốt nhất.

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE      

Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.

Hotline: 0835 31 81 81

Email:  cskh@watercare.vn  

ZALO OA: https://zalo.me/watercareco 

>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác

  • Quy định của pháp luật trong thích ứng với biến đổi khí hậu

    Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

    Quy định của pháp luật trong thích ứng với biến đổi khí hậu

    Aug 30, 2024

  • Môi trường là gì? Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người?

    Giấy phép môi trường

    Môi trường là gì? Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người?

    Aug 30, 2024

  • Mối quan hệ giữa Giấy phép môi trường và trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường

    Giấy phép môi trường

    Mối quan hệ giữa Giấy phép môi trường và trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường

    Aug 23, 2024