Tại sao phải quan trắc môi trường lao động định kỳ?

Mar 22, 2024

1. Quan trắc môi trường lao động là gì?

Quan trắc môi trường lao động (working environment monitoring) là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường từ các yếu tố môi trường lao động tại các vị trí làm việc của người lao động, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp;  

Quan trắc môi trường lao động là cơ sở để doanh nghiệp lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động;   

Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động giúp người sử dụng lao động nhận diện, đánh giá, kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm tại môi trường làm việc. Từ đó xây dựng kế hoạch cải thiện, phòng ngừa, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;  

Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp có sử dụng lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động bất kể quy mô, loại hình,ngành nghề và vốn đầu tư;  

quan trắc môi trường định kỳ-min-1
 

2. Tại sao phải thực hiện Quan trắc môi trường lao động định kỳ?

Tất cả các đơn vị sử dụng lao động đều cần phải thực hiện việc Quan trắc môi trường lao động; 

Sở Y tế sẽ là đơn vị có đủ thẩm quyền để xác nhận doanh nghiệp có đủ điều kiện an toàn vệ sinh môi trường lao động hay không; 

- Theo Khoản 4, Điều 16, Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;

- Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;

- Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP;

- Thông tư 19/2016/TT-BYT. 

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc:        

- Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.        

- Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.        

Môi trường làm việc luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Những yếu tố này đôi khi không được nhìn thấy bằng mắt thường khiến chúng ta lầm tưởng rằng mình đang làm việc trong một môi trường an toàn. Do đó, để kiểm tra và đánh giá chính xác cũng như đảm bảo sức khỏe cho người lao động, việc tiến hành quan trắc yếu tố có hại là điều vô cùng cần thiết.  

Thời gian thực hiện báo cáo quan trắc môi trường lao động định kỳ là trước ngày 5/7 hằng năm (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 10/1 của năm tiếp theo năm (đối với báo cáo 1 năm)

Tần suất thực hiện ít nhất 1 lần/ năm. 

>>> Xem thêm: MẪU HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐẦY ĐỦ NHẤT

3. Các yếu tố cần thực hiện trong quan trắc môi trường lao động

Nội dung của Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được quy định cụ thể tại Phụ lục I - Nghị định 39/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016), Thông tư 19/2016/TT-BYT (Hiệu lực 15/08/2016) quy định về các yếu tố môi trường lao động như sau: 

- Các yếu tố vật lý: phóng xạ, bực xạ tử ngoại, tiếng ồn, độ rung, điện từ trường tần số cao, …;

- Các yếu tố hóa học: Asen, Thủy ngân, Oxit cacbon, Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene)…;

- Yếu tố tự nhiên: Ánh sáng, Độ ẩm, Tốc độ gió, Nhiệt độ…;

- Phân tích chỉ tiêu các loại bụi: Bụi ảnh hưởng đường hô hấp, bụi Silic, bụi Amiăng, bụi kim loại( Chì, Mangan, Cadimi, Sắt,…), bụi Than, Bụi Talc, bụi bông,…;

- Yếu tố tâm sinh lý người lao động: Đánh giá các chỉ tiêu, yếu tố về tâm lý, những khó khăn người lao động gặp phải khi làm việc…, Yếu tố Ergonomic (Yếu tố nghiên cứu về các phương tiện, phương pháp sản xuất, môi trường lao động phù hợp với các đặc điểm sinh thái, sinh lý, tâm lý của người lao động)…;

- Yếu tố Sinh lý của người lao động: Các yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm với từng đối tượng, các loại vi sinh vật, …

>>> Bài viết liên quan: NHỮNG LOẠI HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG THEO TỪNG GIAI ĐOẠN

Nơi tư vấn pháp lý và hỗ trợ liên kết thực hiện các loại hồ sơ môi trường

Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.

Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sau, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra được các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Mọi thắc mắc về chi phí cũng như các vấn đề liên quan đến các loại hồ sơ môi trường Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0835 31 81 81.

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE

Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.

ZALO OA: http://zalo.me//watercareco 

Email: cskh@watercare.vn 

>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay 

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác

  • Doanh nghiệp cần làm gì khi Giấy phép môi trường sắp hết hạn?

    Giấy phép môi trường

    Doanh nghiệp cần làm gì khi Giấy phép môi trường sắp hết hạn?

    Apr 26, 2024

  • Quy định của Pháp luật về Quan trắc môi trường nước thải

    Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

    Quy định của Pháp luật về Quan trắc môi trường nước thải

    Apr 20, 2024

  • Hệ thống quan trắc môi trường

    Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

    Hệ thống quan trắc môi trường

    Apr 20, 2024