Trác nhiệm của mỗi cơ quan trong quan trắc môi trường là khác nhau, mỗi cơ quan có thẩm quyền khác nhau tùy thuộc vào vị trí, điều kiện, mức độ ảnh hưởng đến các yếu tố khác nhau. Vậy mỗi cơ quan này có nghĩa vụ gì? Hãy cùng Water Care đi tìm hiểu qua bài viết sau..
1. Các yếu tố cần phải thực hiện quan trắc môi trường?
Căn cứ theo Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Hiệu lực 01/01/2022) quy định về các yếu tố cần phải thực hiện quan trắc môi trường được quy định như sau:
- Quan trắc không khí xung quanh;
- Quan trắc môi trường nước (nước biển., nước mặt, nước ngầm…);
- Sự đa dạng sinh học;
- Quan trắc môi trường đất, trầm tích;
- Quan trắc tiếng ồn, độ rung, bức xạ…
Các nguồn ô nhiễm như:
- Nước thải, khí thải;
- Các chất phóng xạ;
- Các chất ô nhiễm, khó phân hủy sẽ tích tụ và gây ảnh hưởng, nguy hại đến môi trường xung quanh, con người;
- Các chất ô nhiễm khác…
2. Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong quan trắc môi trường
Căn cứ theo Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trách nhiệm quan trắc môi trường của các cơ quan có thẩm quyền được quy định như sau:
- Với Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động quan trắc trên phạm vi cả nước;
+ Lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
+ Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng hệ thống quan trắc môi trường Quốc gia và cấp Tỉnh, quan trắc sự đa dạng sinh học.
- Trác nhiệm của Bộ Quốc phòng: Tham gia hoạt động quan trắc nước biển xa bờ, môi trường xuyên biên giới;
- Trách nhiệm của Bộ Y tế: Tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường lao động trong khu vực làm việc;
- Trách nhiệm của Bộ Khoa học và công nghệ: Tổ chức thực hiện chương trình quan trắc phóng xạ gồm các chương trình quan trắc thành phần phóng xạ trong môi trường;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường phục vụ quản lý nông nghiệp (Quan trắc môi trường đất, nước, trầm tích phục vụ mục đích thủy lợi, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, nông, lâm nghiệp);
- Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh: Tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ tài nguyên và Môi trường kết quả quan trắc môi trường hằng năm.
>>> Xem thêm: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Nơi tư vấn pháp lý và hỗ trợ liên kết thực hiện Quan trắc môi trường uy tín
Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.
Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra được các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Mọi thắc mắc về Quan trắc môi trường Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0835 31 81 81
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE
Địa chỉ: I45/14. Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương
Hotline: 0835 31 81 81
ZALO OA: http://zalo.me//watercareco
Email: cskh@watercare.vn
>>> Bìa viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay