Theo Khoản 8, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020, “Giấy phép môi trường (GPMT) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”.
1. Vai trò của Giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường giúp cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ra tác động xấu đến môi trường của dự án;
Là cơ sở để đảm bảo cho các dự án luôn được thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Giấy phép môi trường giúp cho tổ chức, cá nhân có thể hiểu rõ và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường,chung tay góp phần bảo vệ môi trường bền vững;
Tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, được cơ quan nhà nước hỗ trợ về bảo vệ môi trường, góp phần tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển bền vững.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 43, Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Hiệu lực 01/01/2022) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép môi trường;
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
>>> Xem thêm: NHỮNG LOẠI HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
3. Trình tự, Thủ tục cấp Giấy phép môi trường
Được quy định tại Khoản 2, Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Hiệu lực 01/01/2022) như sau:
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua dịch vụ công trực tuyến;
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật quốc gia, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, kiểm tra tính thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường;
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;
- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp Giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi lập giấy phép môi trường;
- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp Giấy phép môi trường.
Việc cấp Giấy phép môi trường được thực hiện dựa trên cơ sở thẩm định báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra theo quy định của Chính phủ.
Đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, trong thành phần hội đồng thẩm định báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường, đoàn kiểm tra phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó.
Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra có ý kiến bằng văn bản về việc cấp Giấy phép môi trường trong thời hạn lấy ý kiến, trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với việc Cấp giấy phép môi trường.
4. Thời hạn cấp Giấy phép môi trường
Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
- Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
>>> Xem thêm: CÁC CẤP PHÊ DUYỆT GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nơi tư vấn pháp lý và hộ trợ liên kết lập Giấy phép môi trường uy tín
Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép môi trường.
Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yến tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm tốt nhất.
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx.Bến Cát, Bình Dương.
Email: cskh@watercare.vn
ZALO OA: https://zalo.me/watercareco
>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay