1. Quan trắc môi trường là gì?
Tại Khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.
Ngoài ra, tại Điều 106 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định chung về quan trắc môi trường như sau:
- Quan trắc môi trường bao gồm quan trắc chất thải và quan trắc môi trường, được thực hiện thông qua quan trắc tự động, liên tục, quan trắc định kỳ, quan trắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải ra môi trường phải thực hiện quan trắc theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020, bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.
- Hoạt động quan trắc môi trường phải bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, cung cấp kết quả quan trắc chính xác, tin cậy.
- Phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
2. Điều kiện cụ thể để thực hiện quan trắc môi trường đối với các dự án đầu tư
a) Quan trắc môi trường định kỳ
Nhóm I và Nhóm II
- Các cơ sở phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ hàng quý.
- Phải báo cáo kết quả quan trắc định kỳ hàng quý cho cơ quan quản lý môi trường.
Nhóm III
- Các cơ sở thực hiện quan trắc môi trường định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu cụ thể từ cơ quan quản lý môi trường.
- Báo cáo kết quả quan trắc định kỳ hàng năm.
b) Quan trắc tự động, liên tục
Nhóm I
- Các cơ sở có lưu lượng xả thải lớn, có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường phải thiết lập hệ thống quan trắc tự động, liên tục.
- Kết quả quan trắc phải được báo cáo liên tục tới cơ quan quản lý môi trường.
c) Lấy mẫu nền để viết giấy phép môi trường
Tất cả các nhóm
- Trước khi thực hiện dự án hoặc cấp giấy phép môi trường, cần tiến hành lấy mẫu nền để đánh giá hiện trạng môi trường.
- Việc lấy mẫu phải thực hiện ít nhất 3 đợt khảo sát để đảm bảo tính chính xác và đại diện cho hiện trạng môi trường khu vực dự án.
NƠI TƯ VẤN PHÁP LÝ VÀ HỖ TRỢ LIÊN KẾT LẬP HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG UY TÍN
Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.
Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề.
Thương hiệu Water Care được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm tốt nhất.
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.
Hotline: 0835 31 81 81
Email: cskh@watercare.vn
ZALO OA: https://zalo.me/watercareco
>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay