1. Khi nào cần phải quan trắc môi trường lao động định kỳ?
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động theo dõi, giám sát, chất lượng môi trường định kỳ. Mục đích này nhằm phân tích môi trường đang bị ảnh hưởng ở mức độ nào và hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động như thế nào đến môi trường.
Quan trắc môi trường lao động là cơ sở để doanh nghiệp lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động;
Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động giúp người sử dụng lao động nhận diện, đánh giá, kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm tại môi trường làm việc. Từ đó xây dựng kế hoạch cải thiện, phòng ngừa, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp có sử dụng lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động bất kể quy mô, loại hình,ngành nghề và vốn đầu tư;
Tất cả các đơn vị sử dụng lao động đều cần phải thực hiện việc Quan trắc môi trường lao động;
Sở Y tế sẽ là đơn vị có đủ thẩm quyền để xác nhận doanh nghiệp có đủ điều kiện an toàn vệ sinh môi trường lao động hay không;
- Theo Khoản 4, Điều 16, Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;
- Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;
- Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP;
- Thông tư 19/2016/TT-BYT.
2. Các yếu tố cần thực hiện trong quan trắc môi trường lao động
Nội dung của Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được quy định cụ thể tại Phụ lục I - Nghị định 39/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016), Thông tư 19/2016/TT-BYT (Hiệu lực 15/08/2016) quy định về các yếu tố môi trường lao động như sau:
- Các yếu tố vật lý: phóng xạ, bực xạ tử ngoại, tiếng ồn, độ rung, điện từ trường tần số cao, …;
- Các yếu tố hóa học: Asen, Thủy ngân, Oxit cacbon, Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene)…;
- Yếu tố tự nhiên: Ánh sáng, Độ ẩm, Tốc độ gió, Nhiệt độ…;
- Phân tích chỉ tiêu các loại bụi: Bụi ảnh hưởng đường hô hấp, bụi Silic, bụi Amiăng, bụi kim loại( Chì, Mangan, Cadimi, Sắt,…), bụi Than, Bụi Talc, bụi bông,…;
- Yếu tố tâm sinh lý người lao động: Đánh giá các chỉ tiêu, yếu tố về tâm lý, những khó khăn người lao động gặp phải khi làm việc…, Yếu tố Ergonomic (Yếu tố nghiên cứu về các phương tiện, phương pháp sản xuất, môi trường lao động phù hợp với các đặc điểm sinh thái, sinh lý, tâm lý của người lao động)…;
- Yếu tố Sinh lý của người lao động: Các yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm với từng đối tượng, các loại vi sinh vật, …
>>> Bài viết liên quan: NHỮNG LOẠI HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
3. Lợi ích khi thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ
Việc quan trắc môi trường lao động định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động. Dưới đây là một số lý do chủ yếu:
- Giám sát và đánh giá chất lượng không khí
Kiểm soát ô nhiễm không khí: Đánh giá nồng độ các chất khí, bụi và các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí nhằm đảm bảo không vượt quá mức cho phép.
- Đáp ứng yêu cầu pháp luật
Các quy định pháp luật: Các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường, quy định của Bộ Y tế hoặc các Thông tư và Nghị định liên quan yêu cầu việc lấy mẫu và quan trắc môi trường lao động định kỳ.
- Phòng ngừa các nguy cơ sức khỏe
Sức khỏe người lao động: Giảm thiểu các bệnh nghề nghiệp và bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi các tác nhân gây hại tiềm ẩn trong môi trường làm việc. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời: Giúp phát hiện sớm các dấu hiệu ô nhiễm môi trường lao động và thực hiện các biện pháp can thiệp phòng ngừa kịp thời.
- Cải thiện và tối ưu hóa điều kiện làm việc
Tăng hiệu suất làm việc: Một môi trường làm việc lành mạnh và an toàn giúp nâng cao hiệu suất làm việc và tinh thần của người lao động. Giảm thiểu sự cố: Giảm thiểu nguy cơ các sự cố lao động và tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và quy ước lao động
Chứng nhận và tuân thủ tiêu chuẩn: Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường lao động. Hòa hợp với quy ước lao động quốc tế: Đáp ứng các yêu cầu của các quy ước lao động quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Dự đoán và thiết lập kế hoạch quản lý rủi ro
Dự đoán các vấn đề môi trường: Giúp các doanh nghiệp dự đoán và chuẩn bị cho các vấn đề môi trường có thể phát sinh và có kế hoạch ứng phó phù hợp. Quản lý rủi ro: Thiết lập và thực thi các kế hoạch quản lý rủi ro môi trường nhằm bảo vệ môi trường và cộng đồng xung quanh.
=> Việc quan trắc môi trường lao động định kỳ không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người lao động, nâng cao hiệu suất làm việc và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Nơi tư vấn pháp lý và hỗ trợ liên kết thực hiện các loại hồ sơ môi trường
Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.
Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sau, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra được các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Mọi thắc mắc về chi phí cũng như các vấn đề liên quan đến các loại hồ sơ môi trường Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0835 31 81 81.
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.
ZALO OA: http://zalo.me//watercareco
Email: cskh@watercare.vn
>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay