Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH

Aug 06, 2020

TT 15/2016/TT-BLĐTBXH và TT 25/2013/TT-BLĐTBXH

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngoài sản xuất, kinh doanh dịch vụ thì một điểm vô cùng quan trọng mà quý doanh nghiệp cần lưu ý đó chính là chế độ bồi dưỡng cho người lao động, hiện tại có 2 thông tư quan trong của Bộ lao động thương binh và xã hội về vấn đề nêu trên đó là thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực ngày 12/08/2016  và thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực ngày 05/12/2013.

Thông tư số 152016TT-BLĐTBXH và Thông tư số 252013TT-BLĐTBXH (1)

Dưới đây sẽ là những điểm chính cần lưu ý mà WTC muốn gửi đến quý doanh nghiệp

“Thông tư số: 15/2016/TT – BLĐTBXH - Ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm"

Người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động làm các nghề, công việc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

“Thông tư số: 25/2013/TT – BLĐTBXH - Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại"

Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng

1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:

a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).

2. Mức bồi dưỡng:

a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

- Mức 1: 10.000 đồng;

- Mức 2: 15.000 đồng;

- Mức 3: 20.000 đồng;

- Mức 4: 25.000 đồng.

b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật

1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.

2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.

3. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.

4. Mức bồi dưỡng cụ thể đối với từng người lao động được xác định như sau:

a) Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên;

b) Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (10.000 đồng) đối với người lao động làm các công việc không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

5. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; riêng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.

6. Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn định lượng theo quy định của Chính phủ sẽ không được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Thông tư này.”

Với những kiến thức, thông tin sơ lược trên đây, hy vọng quý Doanh nghiệp đã phần nào hiểu rõ hơn về chế độ bồi dưỡng dành cho công nhân lao động tại doanh nghiệp. Nếu còn những vướng mắc cần tư vấn, hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên lạc ngay với chúng tôi qua Hotline: 1900 8915 hoặc liên hệ trực tiếp để nhận tư vấn và hỗ trợ miễn phí từ nhân viên tư vấn.

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE

Địa chỉ: I45/14, NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hoà, Tx. Bến Cát, Bình Dương.

Hotline:  0835 31 81 81

Điện thoại: 0274.3803.990/996/998

Email: info@watercare.vn

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác

  • Quy định của pháp luật trong thích ứng với biến đổi khí hậu

    Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

    Quy định của pháp luật trong thích ứng với biến đổi khí hậu

    Aug 30, 2024

  • Quy định của pháp luật trong quan trắc bụi, khí thải

    Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

    Quy định của pháp luật trong quan trắc bụi, khí thải

    Jul 22, 2024

  • Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường

    Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

    Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường

    Jul 18, 2024