Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường từ các yếu tố môi trường tại các vị trí làm việc của người lao động, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
1. Đối tượng thực hiện quan trắc môi trường lao động
Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp có sử dụng người lao động trong quá trình kinh doanh, sản xuất đều phải thực hiện quan trắc lao động, bất kể quy mô, ngành nghề, vốn đầu tư.
Quan trắc môi trường lao động là cơ sở để doanh nghiệp lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.
Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động giúp người sử dụng lao động nhận diện, đánh giá, kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm tại môi trường làm việc. Từ đó xây dựng kế hoạch cải thiện, phòng ngừa, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
2. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động
Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động được quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016. Các đơn vị, tổ chức đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động phải tuân thủ theo những quy định đã ban hành để xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động cho doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 36, Nghị định 44/2016/NĐ-CP , căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động bao gồm:
- Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
- Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
- Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động;
Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm , cơ sở lao động phải gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản y tế tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc. Form mẫu được quy định tại Phụ lục I đính kèm Nghị định 39/2016/ NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động)
>> Xem thêm MẪU HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐẦY ĐỦ NHẤT
Nơi tư vấn pháp lý và hỗ trợ liên kết lập Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước ngầm uy tín
Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép môi trường.
Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yến tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm tốt nhất.
Mọi thắc mắc về Quan trắc môi trường lao động Quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline: 0835.31.81.81
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.
Email: cskh@watercare.vn
ZALO OA: https://zalo.me/watercareco
>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay