Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động

Nov 01, 2022

Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động được quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016. Các đơn vị/ tổ chức đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động phải tuân thủ theo những quy định đã ban hành để xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động cho doanh nghiệp.  

I. Quan trắc môi trường lao động là gì?    

Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường từ các yếu tố môi trường lao động tại các vị trí làm việc của người lao động, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.      

Quan trắc môi trường lao động là cơ sở để doanh nghiệp lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.    

Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động giúp người sử dụng lao động nhận diện, đánh giá, kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm tại môi trường làm việc. Từ đó xây dựng kế hoạch cải thiện, phòng ngừa, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.      

>> Xem thêm  Tại sao phải quan trắc môi trường lao động?      

II. Đối tượng cần thực hiện    

Đối tượng nào cần thực hiện quan trắc môi trường lao động?     

Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp có sử dụng người lao động trong quá trình kinh doanh đều phải thực hiện quan trắc lao động, bất kể quy mô, ngành nghề, vốn đầu tư.    

>> Xem thêm  Quy định thực hiện quan trắc môi trường lao động     

III. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động    

Theo quy định tại Điều 36, Nghị định 44/2016/NĐ-CP , căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động bao gồm:    

- Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.    

- Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.    

- Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động    

293110926_615872049870262_3473493164872614097_n
Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động


Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm , cơ sở lao động phải gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc. Form mẫu được quy định tại Phụ lục I đính kèm Nghị định 39/2016/ NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động)    

>> Xem thêm  Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đầy đủ nhất năm 2022      

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE                                   

Địa chỉ: I45/14, NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hoà, Tx. Bến Cát, Bình Dương.                                   

Hotline:  0835 31 81 81                                                                                 

Email:  cskh@watercare.vn                                   

Zalo OAhttp://zalo.me/297667185436941666                         

 


 


 

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác

  • Nghị định 44/2016/NĐ-CP về thực hiện Quan trắc môi trường lao động

    Giấy phép môi trường

    Nghị định 44/2016/NĐ-CP về thực hiện Quan trắc môi trường lao động

    Mar 20, 2024

  • Thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường

    Báo cáo đánh giá tác động môi trường

    Thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường

    Mar 19, 2024

  • Nghị định 08/2022/NĐ-CP (Hiệu lực 10/01/2022) ra đời đã thay thế các nghị định nào?

    Tin tức

    Nghị định 08/2022/NĐ-CP (Hiệu lực 10/01/2022) ra đời đã thay thế các nghị định nào?

    Mar 14, 2024