Tại sao phải quan trắc môi trường lao động?

Aug 06, 2020

Tại sao phải quan trắc môi trường lao động? Không thực hiện quan trắc môi trường lao động sẽ bị xử phạt như thế nào? Quan trắc môi trường lao động là một việc làm cần thiết và mang lợi nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên chưa nhiều cơ sở lao động thực sự quan tâm đến điều này. Hãy cùng Water Care tìm hiểu lí do vì sao doanh nghiệp cần tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.    

1. Quan trắc môi trường lao động là gì?    

Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường từ các yếu tố môi trường lao động tại các vị trí làm việc của người lao động, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.    

Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, cơ sở lao động phải gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc. Form mẫu được quy định tại Phụ lục I đính kèm Nghị định 39//2016 NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động)    

>> Xem thêm  Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đầy đủ nhất năm 2022    

2. Tại sao phải quan trắc môi trường lao động?    

Tại sao phải quan trắc môi trường lao động - ban (1)
Tại sao phải quan trắc môi trường lao động

Tuân thủ quy định của pháp luật    

Quan trắc môi trường lao động là việc làm bắt buộc đối với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, sản xuất có sử dụng người lao động. Tất cả các đơn vị đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động không kể quy mô, diện tích hay vốn đầu tư.     

Điều 18, Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định như sau:    

1. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.    

2. Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.    

3. Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.    

4. Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:    

a) Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;    

b) Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;    

c) Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.    

>> Xem thêm  Quy định thực hiện quan trắc môi trường lao động      

Thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động    

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc:    

- Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.    

- Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.    

3. Không quan trắc môi trường lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?    

Căn cứ Điều 27, Nghị định 12/2022/NĐ-CP,  hành vi không thực hiện quan trắc môi trường lao động để đánh giá và kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm tại nơi làm việc sẽ bị phạt tiền lên đến 80.000.000 VNĐ.    

124143889_239037080887096_952407814501107826_n
Không thực hiện quan trắc môi trường lao động sẽ bị phạt đến 80.000.000 VNĐ

>> Xem thêm  Mức xử phạt vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động    

Việc quan trắc môi trường lao động mang lại nhiều lợi ích cho chủ doanh nghiệp cũng như người lao động. Góp phần đảm bảo các điều kiện làm việc và sức khỏe cho người lao động. Do đó, các đơn vị có sử dụng người lao động trong quá trình kinh doanh, sản xuất cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.    

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE                           

Địa chỉ: I45/14, NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hoà, Tx. Bến Cát, Bình Dương.                           

Hotline:  0835 31 81 81                                                               

Email:  cskh@watercare.vn                           

Zalo OAhttp://zalo.me/297667185436941666                 
 

 

 

 

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác

  • Tổng quan về Quan trắc môi trường lao động

    Giấy phép môi trường

    Tổng quan về Quan trắc môi trường lao động

    Apr 15, 2024

  • 7 thông số kỹ thuật đo và đánh giá Ergonomics

    Giấy phép môi trường

    7 thông số kỹ thuật đo và đánh giá Ergonomics

    Apr 04, 2024

  • Nhóm đối tượng phải tham gia huấn luyện lao động trong doanh nghiệp

    Giấy phép môi trường

    Nhóm đối tượng phải tham gia huấn luyện lao động trong doanh nghiệp

    Apr 04, 2024