Những thắc mắc mà doanh nghiệp thường gặp khi lập Hồ sơ môi trường

Jan 08, 2024

Hồ sơ môi trường có rất nhiều những điều luật, quy định mà doanh nghiệp cần phải thực hiện tùy theo mỗi loại, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ được các loại hồ sơ môi trường mình cần phải lập như thế nào?

Dưới đây là một số tình huống mà khách hàng Water Care đã gặp phải liên quan đến thủ tục hay các loại hồ sơ... mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

Thắc mắc-min
 

TÌNH HUỐNG 1: Doanh nghiệp A đã lập Giấy phép môi trường, sau khi đã đi vào hoạt động doanh nghiệp A cần phải thực hiện các loại Hồ sơ hay Báo cáo nào tiếp theo?

Trả lời:

Đây là một câu hỏi mà Water Care rất hay gặp khi tư vấn hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp. Các loại hồ sơ mà doanh nghiệp A phải lập sau khi đi vào hoạt động phải lập định kỳ như sau:

- Vận hành thử nghiệm (nếu doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, bụi, khí thải);

- Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường ( lấy mẫu quan trắc định kỳ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước 15/01 hằng năm);

- Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động (lấy mẫu quan trắc 1 lần/năm và nộp cho cơ quan nhà nước trước 31/12 hằng năm);

- Thực hiện lập các Giấy phép khai thác nước mặt, nước ngầm và Báo cáo định kỳ khai thác nước mặt, nước ngầm nếu trong quá trình hoạt động có sử dụng nguồn tài nguyên nước.

Các Hồ sơ môi trường được bắt buộc lập dựa trên quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Hiệu lực 01/01/2022).

>>> Xem thêm: NHỮNG LOẠI HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG CẦN THIẾT CHO DOANH NGHIỆP THEO TỪNG GIAI ĐOẠN

TÌNH HUỐNG 2: Công ty B đang dự định cải tạo, xây mới hệ thống xử lý chất thải thì Công ty B cần thực hiện Giấy phép môi trường trước? hay sau? hay cần phải thực hiện song song?

Trả lời:

Đối với câu hỏi này Water Care trả lời Công ty B như sau:

Công ty B cần phải thực hiện Giấy phép môi trường Trước hoặc Song song với công trình cải tạo, xây mới hệ thống xử lý chất thải;

Sau đó Water Care sẽ xin thông tin chính xác về vấn đề của doanh nghiệp và đưa ra câu trả lời chính xác nhất đến cho khách hàng về các bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần phải thực hiện.

>>> Xem thêm: KHI NÀO PHẢI LÀM GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG, NHỮNG MỐC THỜI GIAN DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý

TÌNH HUỐNG 3: Doanh nghiệp của tôi đã có Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) rồi, nhưng chưa thực hiện xác nhận hoàn thành sau Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có bị phạt không? Và mức phạt cho vấn đề này là bao nhiêu?

Trả lời:

Đối với trường hợp này, Doanh nghiệp sẽ bị phạt vì:

Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 10, Nghị định 45/2022/NĐ-CP (Hiệu lực 25/08/2022) quy định về “Vi phạm các quy định về Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)”

2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường  thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án đầu tư có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:

a) Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản thông báo hoàn thành sau Đánh giá tác động môi trường theo quy định cho cơ quan đã phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường  (ĐTM) trước khi dự án vào vận hành chính thức đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường;

Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền có thể gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân.

>>> Xem thêm: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

TÌNH HUỐNG 4: Công ty D đã có Hồ sơ môi trường thành phần nhưng theo luật Bảo vệ môi trường 2020 đã tích hợp 7 loại Hồ sơ môi trường thành phần thành Giấy phép môi trường vậy công ty D có phải lập lại sau khi hết hạn 3 năm hoặc 5 năm đó mới làm Giấy phép môi trường hay phải làm trước khi hết hạn và làm vào thời điểm nào?

Trả lời:

Đối với trường hợp này Công ty D cần phải lập lại Giấy phép môi trường trước 6 tháng trước khi hết hạn Hồ sơ môi trường thành phần, căn cứ theo:

Điểm d, khoản 2, điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Hiệu lực 01/01/2022);

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại Khoản 2, Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có Giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

Điểm a, Khoản 4, Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (Hiệu lực 10/01/2022);

Đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép môi trường trước khi hết hạn 6 tháng;

Nếu không hoàn thành đúng theo thời gian quy định Công ty sẽ vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị phạt tiền.

>>> Xem thêm: LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI 7 LOẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 

TÌNH HUỐNG 5: Công ty E không có nước thải sản xuất, không có khí thải có phải làm Giấy phép môi trường hay không? Vì sao?

Trả lời:

Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đều phát sinh nước thải (trong sinh hoạt, sản xuất). Tùy trường hợp phải thực hiện Giấy phép môi trường hay Đăng ký môi trường;

Đối với trường hợp này Water Care sẽ tiến hành thu thập thông tin về tình hình phát thải của doanh nghiệp. Nếu Công ty E có phát sinh chất thải nguy hại:

+ Từ 1200 kg/năm trở lên thì phải lập Giấy phép môi trường;

+ Dưới 1200 kg/năm thì cần phải lập Đăng ký môi trường.

Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải lập Giấy phép môi trường như sau:

1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

>>> Xem thêm: LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Công ty dịch vụ môi trường uy tín hiện nay  

Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp Giấy phép môi trường.

Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm tốt nhất.

Đặc biệt riêng đối với Water Care, các hồ sơ khách hàng được lưu trữ trên hệ thống ERP của Water Care, có thể hỗ trợ khách hàng lưu trữ hồ sơ một cách hiệu quả nhất.

Mọi thắc mắc về các loại hồ sơ môi trường Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0835 31 81 81

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE      

Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thời Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.

ZALO OA: https://zalo.me/watercareco 

Email: cskh@watercare.vn

>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay

 

 

 

 

 

0
like
0
love
0
haha
0
wow
0
sad
0
angry

Tin tức khác

  • Đăng ký môi trường là gì? Những đối tượng phải thực hiện đăng ký môi trường?

    Giấy phép môi trường

    Đăng ký môi trường là gì? Những đối tượng phải thực hiện đăng ký môi trường?

    May 16, 2024

  • Thời điểm thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường

    Giấy phép môi trường

    Thời điểm thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường

    May 07, 2024

  • Thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường

    Giấy phép môi trường

    Thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường

    May 03, 2024