Vấn đề môi trường là vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay. Việc kiểm soát chất thải ngày càng được nhà nước quan tâm, đưa ra các điều Luật, Nghị định, Thông tư, Các loại hồ sơ liên quan đến môi trường như: Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường… Mỗi doanh nghiệp đều có trách nhiệm phải thực hiện các loại hồ sơ môi trường nhằm thể hiện được trách nhiệm của mình đối với xã hội và môi trường. Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ mức độ cần thiết của các loại giấy tờ này nên đã bỏ qua và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra và khởi tố, xử phạt rất nặng.
1. Hồ sơ Vệ sinh môi trường lao động là gì?
Dựa trên nguyên tắc tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 39/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016) quy định về nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc:
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đồng thời đưa ra được những biện pháp cải thiện, phòng ngừa và nâng cao sức khỏe nguồn lao động, phòng tránh bệnh nghề nghiệp.
Các yếu tố vệ sinh môi trường lao động như: Bụi, vi sinh vật gây bệnh, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, bức xạ nhiệt…
>>> Xem thêm: LUẬT HIỆN HÀNH VÀ HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐÔNG
2. Nguyên tắc thành lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được thành lập dựa vào nguyên tắc quản lý của Bộ Y tế, theo Điều 1, Thông tư số 19/2016/TT-BYT (Hiệu lực 15/08/2016) có nội dung như sau:
a) Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh môi trường lao động của cơ sở lao động;
b) Quan trắc môi trường lao động;
c) Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;
d) Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe;
đ) Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe nơi làm việc;
e) Bảo đảm các yếu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.
Hằng năm cơ sở sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.
3. Quy trình thực hiện hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
>>> Xem thêm: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
4. Nơi tư vấn pháp lý hỗ trợ liên kết thực hiện hồ sơ vệ sinh môi trường lao động uy tín
Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.
Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra được các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Mọi thắc mắc về Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0835 31 81 81
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE
Địa chỉ: I45/14. Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương
Hotline: 0835 31 81 81
Email: cskh@watercare.vn
Zalo OA: http://zalo.me//watercareco
>>> Bài viết liên quan: https://watercare.vn/top-5-cong-ty-dich-vu-moi-truong-tot-nhat-binh-duong-hien-nay